Vi phạm bản quyền – Phương thức thủ đoạn hoạt động

Vi phạm bản quyền – Phương thức thủ đoạn hoạt động

Ngày đăng: 19/03/2021 - 3365 lượt xem

Vi phạm bản quyền là câu chuyện không còn mới mới nữa, thế nhưng hiện nay việc vi phạm, xâm phạm bản quyền ở Việt Nam diễn biến phức tạp,  phổ biến ở nhiều lĩnh vực đời sống xã hội khác nhau. Mặc dù Chính Phủ cũng đã ban hành các văn bản quy phạm Pháp luật có tính răn đe cao từ phạt tiền cho đến xử lý hình sự. Thế nhưng tình trạng vi phạm xem ra chỉ chuyển từ hình thức vi phạm này sang hình thức vi phạm khác mà thôi.

Trong lĩnh vực giáo dục việc quản lý lỏng  lẻo từ các cơ quan chức năng, quản lý theo cách hậu kiểm (Tức là chỉ khi có sự việc xảy ra mới kiểm tra). Điều đó dẫn tới việc các tổ chức, cá nhân mặc sức hoành hành mà không bị bất kỳ một cơ quan chức năng nào kiểm tra, kiểm soát. Họ chỉ cần thành lập một cái doanh nghiệp nho nhỏ rồi gắn cho một cái tên giáo dục vào, rồi mặc nhiên thuê địa điểm và cứ thế tuyển sinh. Trong khi đó, phụ huynh học sinh họ cũng không cần quan tâm đến tính pháp lý của chương trình mà con em họ đăng ký theo học. Đây có thể nói là hiện tượng khá phổ biến hiện nay không chỉ ở các thành phố lớn mà nó còn len lỏi đến các vùng quê xa xôi, hẻo lánh.

Các trung tâm trực thuộc Soroban Việt Nam luôn gắn liền với thương hiệu VSA

     Bạn chỉ cần gõ nhẹ lên bàn phím máy tính, với một từ đơn giản “Toán Soroban” thôi, ngay lập tức màn hình sẽ xuất hiện vô số các thông tin giới thiệu, quảng bá chương trình bằng nhiều hình thức. Từ bài viết giới thiệu về tính năng của cách tính, rồi hiệu quả của chương trình rồi vân vân…mây mây. Và cuối bài viết sẽ là các đường link, đường dẫn để đưa người đọc tới việc kết nối đăng ký học online..Điều đáng nói ở đây đó là, trong số rất nhiều  phụ huynh tìm hiểu chương trình, thì có mấy ai có thói quen để tìm hiểu xem chương trình thật giả, có bản quyền hay không? Có chăng người ta chỉ xem chương trình này có nhiều người mua, người sử dụng hay không? Điều mà đa phần các phụ huynh đang cho con em theo học chương trình Soroban ít biết, đó là hiện nay tại Việt Nam chỉ có một chương trình duy nhất được Công ty CP đầu tư và phát triển giáo dục Sáng Tạo Việt mua bản quyền chính thức từ đối tác Singapore. Với cái tên gọi ban đầu là “Toán siêu tốc”, sau này gọi theo đúng tên được ghi trong giấy phép là: “Chương trình phát triển tư duy Soroban”. Như vậy, các chương trình Soroban hiện nay ngoài các trung tâm thuộc hệ thống giáo dục Soroban Việt Nam,  thì đều là các chương trình nhái, nhân bản…và đương nhiên đều là các chương trình hoàn toàn không có bản quyền.

Soroban Việt Nam hàng năm luôn tổ chức kỳ thi quốc gia và tham dự kỳ thi Quốc tế thuộc Hiệp hội Pamma

     Có một nghịch lý thật trớ trêu thay, cứ một trung tâm bản quyền ở đâu, thì quanh đó sẽ có một vài trung tâm (tạm gọi là lậu) mọc lên ở đó. Cũng với cái tên na ná như thế, cũng với các phương pháp giảng dạy, cũng sách vở y chang, chỉ khác là toàn bộ học liệu được in ấn mờ nhạt và đặc biệt không có dấu mộc đóng chống hàng giả ở bên góc trái sách, vở mà thôi. Trắng trợn hơn, có những tổ chức còn lấy luôn hình ảnh, video học sinh cũng như giảng viên của Trung tâm bản quyền để làm quảng cáo cho các chương trình lậu của mình.

Sự khác biệt giữa sách lậu và sách do Soroban Việt Nam ấn bản

     Việc vi phạm bản quyền không chỉ dừng ở mức các tổ chức cá nhân nhỏ lẻ, mà còn có cả những pháp nhân. Thậm chí họ còn là những đơn vị hoạt động lâu năm trong lĩnh vực giáo dục, thế nhưng chỉ vì những lợi ích rất nhỏ (chi phí bản quyền). Họ sẵn sàng dùng thương hiệu, tên chương trình khác nhưng thực chất nội dung, phương pháp cũng như tài liệu giảng dạy hoàn toàn là chương trình đánh cắp bản quyền. Xét trên góc độ pháp lý, để khởi kiện đối với những hình thức này là hoàn toàn được. Thế nhưng, để chờ một sự phán quyết từ cơ quan có thẩm quyền về vấn đề này là  rất tốn thời gian và công sức. Chính vì thế thông thường các đơn vị sở hữu bản quyền thường hay không mặn mà với việc kiện tụng cho lắm! Điều đó đồng nghĩa với việc các cơ sở giáo dục  không phép cứ thế lộng hành và việc chiếm hữu bản quyền trở thành căn bệnh nan y, bất trị.

Các giảng viên của chương trình sau khi kết thúc khóa học đều được cấp chứng chỉ tốt nghiệp

     Trong thực tế hiện nay, việc vi phạm bản quyền tại Việt Nam là rất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng rất lớn đến các đơn vị bị vi phạm. Đặc biệt trong lĩnh vực truyền hình, truyền thông, văn hóa…Trong khuôn khổ bài viết của mình, chúng tôi chỉ nêu những hiện tượng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và bản quyền giáo dục. Với một mong muốn để truyền tải thông điệp tới đông đảo phụ huynh học sinh, những người đã và đang quan tâm đến chương trình cần có sự thận trọng trong việc lựa chọn các trung tâm, các chương trình giáo dục uy tín để gửi gắm con em mình theo học, đảm bảo chất lượng cũng như hiệu quả mà chương trình mang đến. Tránh tình trạng tiền mất – tật mang!

Tin tức liên quan

0966594342
Liên hệ